Theo kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm của những Biker chuyên nghiệp. Thì một chiếc nón bảo hiểm không chỉ bảo vệ an toàn. Mà nó còn giúp hạn chế những luồng gió mạnh tạt vào mắt gây mất tầm nhìn, khó khăn hơn khi chạy xe nhanh.

Khi chơi moto phân khối lớn, hãy lựa chọn nón bảo hiểm một cách thực sự nghiêm túc. Bởi lẽ chúng ta đang sở hữu những mẫu moto có hiệu năng khủng. Gia tốc rất lớn, và trong trường hợp xấu nhất, lực va chạm vào cơ thể chúng ta có thể là vài tấn. Và những kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm dưới đây là những thông tin rất cần thiết cho anh em Biker.

Kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm theo nhu cầu

Với những nón bảo hiểm cho Biker hiện nay có giá trị khá cao. Gì thì thì theo những Biker lâu năm, kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm giá trị nó phải phù hợp với chiếc xe bạn chạy. Không hẳn đắt và đẹp hay ngầu hơn. Mà bản thân một mẫu PKL giá trị càng cao, thì nó có một hiệu năng càng lớn.

Thì khi đó giá trị của nón bảo hiểm cũng phải tăng theo. Giúp bạn được bảo vệ mình tốt hơn trong suốt quá trình di chuyển.

Theo kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm của nhiều Biker. Hiện nay chúng ta có 4 loại nón bảo hiểm chủ đạo bao gồm: Full face, Modular, Half Helmet (mũ nửa đầu) và mũ Off-road. Trong đó mũ Off-Road là mẫu nón bảo hiểm ít ai quan tâm nhất.

Nón Full Face: Đây là dòng nón bảo hiểm an toàn nhất hiện nay. Một dạng nón bảo vệ gần như 100% đầu của Biker. Sử dụng nón Full Face, tới phần cằm của chúng ta cũng được bảo vệ tối đa. Và đây cũng là dòng nón bảo hiểm được nhiều Biker chạy phân khối lớn quan tâm và có nhiều kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm này nhất.

Nón Modular: Hay chúng ta vẫn gọi là nón lật cằm. Về cơ bản nón Modular có thiết kế tương đương với nón Full Face. Tuy nhiên phần bảo vệ cằm có thể lật lên được. Rất tiện cho những cung đường dài. Những chặng nghỉ có thể nhanh chóng uống nước hay ăn nhẹ.

Theo kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm của nhiều Biker. Thì đây là dòng mũ tiện lợi, và có độ an toàn tương đương mũ Full Face. Với việc ôm trọn phần đầu của Biker, rất chắc chắn và an toàn khi đi nhanh.

Nón Half Helmet: Đây là dòng nón bảo hiểm cũng vào top trong những dòng nón được yêu thích. Tuy nhiên dòng nón mà chúng ta hay gọi là nón nửa đầu này chỉ phù hợp cho những nhu cầu đi lại hàng ngày. Hay sử dụng những dòng xe côn tay tầm trung như Honda Winner X hay Yamaha Exciter với một khả năng vận hành vừa phải.

Những người có kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm không khuyên dùng những dòng nón này khi đi xa. Gió tại và không có kính bảo vệ là điểm rất nguy hiểm cho các Biker.

Kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm theo những chứng chỉ an toàn

Bên cạnh những mẫu, kiểu dáng mũ theo những kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm kể trên. Thì những chứng chỉ an toàn là điểm thứ hai phải đặc biệt quan tâm khi chọn mua nón bảo hiểm của các Biker.

Chứng nhận D.O.T (Department of Transportation)

Đây là chứng nhận an toàn được cho là hàng đầu thế giới hiện nay. Với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Ủy ban an toàn giao thông Hoa Kỳ. Nón bảo hiểm sẽ phải trải qua những bài kiểm tra sau:

  • Thả rơi nón từ độ cao 183 cm xuống bề mặt phẳng, hay bề mặt hình cầu
  • Tác động mạnh vào hai bên nón bảo hiểm trong khoảng thời gian dài
  • Và tác động trọng lực 136 kg vào mũ trong 120 giây

Những bài kiểm tra nói trên sẽ được thực hiện hai lần. Nhằm đảm bảo chiếc nón bảo hiểm có khả năng chịu được va chạm tốt. Liên tục tương đương như một tai nạn rủi ro có thể xảy ra.

Chứng nhận Snell

Theo kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm của những Biker lâu năm. Thì chứng nhận Snell là một chứng chỉ giống như chứng chỉ D.O.T của Ủy Ban ATGT Hoa Kỳ. Đây là một tên gọi do một tổ chức phi chính phủ. Tự nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn an toàn cho nón bảo hiểm. Và có giá trị tương đương với chứng chỉ D.O.T phía trên.

Những điểm khác biệt giữa Snell và D.O.T

  • Snell là một tiêu chuẩn do một tổ chức phi chính phủ tạo ra. Và D.O.T là của Ủy ban ATGT Hoa Kỳ
  • Snell là những tiêu chuẩn bổ sung cho D.O.T và cả hai tiêu chuẩn này phải đi kèm với nhau. Theo kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm nếu có chứng chỉ Snell mà không có D.O.T trên nón. Thì chứng chỉ Snell không có giá trị.
  • Snell xây dựng những tiêu chuẩn an toàn bằng cách là việc với các nhà sản xuất nón bảo hiểm. Và bổ sung những tiêu chuẩn an toàn mới qua những ý kiến của khách hàng.
  • Snell sử dụng 5 loại bề mặt va chạm khác nhau so với 2 bề mặt như của D.O.T
  • Độ cao trong các bài rơi tự do được tăng dần qua 5 lần thử khá nhau
  • Và thử độ bền kính với đạn súng bằng chì

Những dòng mũ có tiêu chuẩn an toàn Snell và D.O.T được sử dụng nhiều trong các trường đua GP và F1 hiện nay.

Chứng nhận ECE

Đây là một chứng chỉ thuộc về việc kiểm tra độ bền của các thành phần liên quan khác trong mũ bảo hiểm như:

  • Kiểm tra khả năng hấp thu lực tác động của mũ bằng việc thả rơi lên bề mặt phẳng.
  • Kiểm tra độ bền của dây quai nón bảo hiểm.
  • Kiểm tra lực kéo lên dây quai với 1 lực khoảng 300kg.
  • Thử nghiệm độ mài mòn của nón.
  • Thử nghiệm độ biến dạng với 1 lực khoảng 68kg.
  • Các bài kiểm tra về độ bền của kính bảo vệ của nón.

Để đạt được chứng chỉ ECE các nhà sản xuất nón bảo hiểm phải gửi 50 nguyên mẫu tới ECE. Trải qua rất nhiều bài kiểm tra trước khi được tung ra thị trường. Và tất nhiên nhiều mẫu nón bảo hiểm có chứng nhận ECE luôn xuất hiện trên nhiều đường đua GP và F1 hiện nay.

Kinh nghiệm chọn cỡ nón bảo hiểm phù hợp

Một chiếc nón bảo hiểm đủ tiêu chuẩn về phương thức bảo vệ. Cũng như tiêu chuẩn an toàn mới là những điều kiện cần cho một mẫu nón bảo hiểm an toàn. Kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm cuối cùng bạn nên biết là cách chọn cỡ mũ an toàn.

Những kích cỡ nón bảo hiểm cho bạn cảm giác an toàn. Nó vừa cho bạn một cảm giác đội nón bảo hiểm thoải mái. Cũng như vừa ôm trọn phần đầu của bạn không có hiện tượng lỏng lẻo. Hay có hiện tượng nón bảo hiểm ngửa về phía sau khi bạn chạy xe tốc độ cao.

Khi đội thử nón bảo hiểm bạn nên lắc đầu mạnh. Cảm nhận việc mũ có bị lắc theo chiều lắc đầu của bạn hay không. Khi đội những dòng nón Full Face hay Flip-up nên nghe theo những chỉ dẫn an toàn theo nhân viên tư vấn hướng dẫn. Hay hướng dẫn sử dụng kèm theo.

Không nên chúc quá về phía trước khiến bạn mất tầm nhìn. Hay quá ngửa về sau khiến tác dụng bảo vệ cằm không còn nữa.

Hy vọng với một số thông tin và kinh nghiệm chọn nón bảo hiểm ở trên. Sẽ giúp các Biker sẽ có một người bạn bảo vệ an toàn trên những chuyến đi của mình.

Đánh giá Honda CB650R 2019: Ưu nhược điểm với giá 264 triệu

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here